Đi quá chậm lúc trời mưa có bị phạt?
Dù quy định như trên, nhưng trên thực tế có nhiều thời điểm thời tiết rất xấu như mưa lớn, giông lốc… Người điều khiển phương tiện khó có thể điều khiển phương tiện đi đúng tốc độ quy định.
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT Biển số R.306 là biển “Tốc độ tối thiểu cho phép”. Biển này có hiệu lực bắt buộc các loại xe cơ giới vận hành với tốc độ không nhỏ hơn trị số ghi trên biển. Tuy nhiên, Quy chuẩn này nhấn mạnh tốc độ này chỉ bắt buộc trong điều kiện giao thông thuận lợi và an toàn.
Thậm chí, Thông tư 31/2019/TT – BGTVT cũng quy định các phương tiện phải giảm tốc độ để dừng lại an toàn khi trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi…
Như vậy, lúc trời mưa, phương tiện tham gia giao thông sẽ không cần đáp ứng vận tốc tối thiểu. Tuy nhiên, nếu điều khiển xe đi với tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều vẫn phải đi về bên phải.
Đi xe chậm trên đường cao tốc có bị phạt không?
Bên cạnh các trường hợp điều khiển xe chạy chậm sai làn đường. Pháp luật còn quy định về trường hợp đi dưới tốc độ cho phép. Trên những tuyến đường có quy định tốc độ tối thiểu cho phép. Chẳng hạn đối với đường cao tốc quy định tại Điều 9 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT như sau:
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dung phải tuân thủ tốc độ tối đa. Tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Nếu vi phạm, người vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:
– Đối với ô tô và các loại xe tương tự ô tô. Bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng (điểm s khoản 3 Điều 5);
– Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy. Bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm q khoản 1 Điều 6);
– Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo vi phạm. Mức xử phạt áp dụng là 400.000 – 600.000 đồng (điểm i khoản 3 Điều 7).
Trên đây là giải đáp cho các thắc mắc xung quanh vấn đề đi xe chậm lúc trời mưa có bị phạt không.