Mầm non là độ tuổi giúp bé luyện tập những thói quen tốt cho quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần. Do đó; giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lứa tuổi này sẽ giúp bé biết cách tự lập, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để ngày một lớn lên và trưởng thành.
-
Kỹ năng tự ăn và tự uống nước
Ông bà ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Điều đó có nghĩa, trong giai đoạn đầu đời của bé, kỹ năng ăn uống là rất quan trọng. Ngay từ khi bé còn nhỏ, bố mẹ nên dạy con cách ăn uống tự lập mà không cần người giúp đỡ.
Đến khi trẻ đủ tuổi để có thể ngồi trên bàn ăn, tay biết cầm nắm đồ ăn, đồ vật thì bố mẹ nên dạy cho bé biết được: Đâu là những đồ ăn có thể ăn được? Đâu là những món không thể bốc lên cho vào miệng? Tập cho con thói quen tự cầm thìa xúc đồ ăn…
-
Kỹ năng ứng xử
Kỹ năng ứng xử rất quan trọng; kỹ năng này sẽ giúp bé dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh hơn. Một số kỹ năng ứng xử mà bố mẹ có thể dạy cho bé: chào hỏi người lớn, tôn trọng mọi người, không vòi vĩnh khóc lóc để đòi bằng được món quà, với em bé nhỏ tuổi hơn phải nhường nhịn, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc…
-
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Một số kỹ năng sống để tự chăm sóc bản thân mình bố mẹ nên dạy là: đánh răng, lấy đồ ăn thức uống; tự mang giày, tự biết cách đội mũ khi ra ngoài… Bé sẽ tự biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn khi không có phụ huynh kề bên. Cũng như giúp trẻ trở thành một người tự chủ và độc lập về sau.
-
Kỹ năng học hỏi
Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển thế giới quan, thường hay quan sát, tò mò và khám phá tất tần tật mọi thứ xung quanh.
Bố mẹ có thể dành ngày cuối tuần để đưa con tham gia các hoạt động ngoài công viên; khu vui chơi giải trí để bé có thêm nhiều trải nghiệm về thế giới bên ngoài. Thường xuyên cho con ra hiệu sách; tập cho bé thói quen học hỏi, tập đọc… Đặc biệt; việc dạy bé đặt câu hỏi sẽ giúp trẻ học tập rất nhiều từ bây giờ về sau.
-
Kỹ năng nói thật
Trẻ em như một tờ giấy trắng nên sẽ không biết nói dối là gì, và tác hại của nói dối. Tuy nhiên; vì là trẻ con nên các bé tiếp thu nhanh, học dễ dàng và dễ nhớ. Do đó; trước hết bố mẹ cần thường xuyên trò chuyện cùng với con, khuyến khích bé nói ra các suy nghĩ trong đầu. Nếu trẻ phạm lỗi hay động viên con nhận lỗi và sau đó khen trẻ ngoan để bé nhận thức được sai là phải xin lỗi, chứ không phải nói dối để che lấp sự việc.
-
Kỹ năng bơi lội
Kỹ năng bơi lội thực sự vô cùng quan trọng. Kỹ năng này giúp trẻ vận động, tạo điều kiện cho trẻ phát triển cơ thể toàn diện nhất. Ngoài ra, nếu không may xảy ra tình huống bất ngờ như bé bị trượt chân xuống bể bơi, ao hồ, đây là một kỹ năng sinh tồn cho trẻ tự cứu mình. Tuy nhiên; cần phải xem thử thể lực của con bạn như thế nào có tốt không. Từ đó cho trẻ luyện tập phù hợp, cộng với việc tìm các nơi dạy uy tín, giám sát chặt chẽ rồi mới cho đi học bơi.
-
Kỹ năng giúp đỡ, biết chia sẻ
Bố mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên sẽ là người tốt; giàu tình thương và có lòng trắc ẩn. Để được như vậy; ngay từ khi còn học mầm non, hãy dạy bé cách quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh. Tương tự như kỹ năng ứng xử; bố mẹ cần làm tốt vai trò là những người lớn mẫu mực để con noi theo. Bố mẹ có thể dạy con: sau khi ăn nên cho bát đĩa vào bồn rửa chén; dọn dẹp đồ đạc nho nhỏ giúp bố mẹ…
-
Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
Cuộc sống bên ngoài luôn có những nguy hiểm bất chợt và những tai nạn khó lường trước được. Việc dạy trẻ kỹ năng sống để tự bảo vệ bản thân là điều vô cùng cần thiết. Bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh con; nên tốt nhất hãy dạy con biết cách nhận biết tình huống nào có thể nguy hiểm và nhờ sự giúp đỡ khi xảy ra sự cố.
-
Kỹ năng vượt qua trở ngại
Nhiều bố mẹ bao bọc con quá mức nên thường hay làm hết tất cả mọi việc cho con. Hoặc lo sợ vô lý, không cho con ra khỏi nhà, thậm chí không cho tập cả xe đạp, sợ con ngã. Tuy nhiên; cách làm này khiến con trẻ có thói quen ỷ lại, hay dựa dẫm người khác mà không tự thân vận động.