1. Cần làm gì trong khi lái xe vào mùa đông để tránh tai nạn?
Vào mùa đông giữ kính chắn gió và của sổ rõ ràng. Có thể bổ sung giảm xóc ô tô của bạn bằng cách lau cửa sổ bằng vải sạch để cải thiện tầm nhìn.
Luôn luôn đảm bảo tầm nhìn tốt:
Lái xe trong thời tiết mùa đông rất dễ bị mưa và gặp sương mù. Vì vậy tài xế phải luôn đảm bảo tầm nhìn của mình để vận hành xe một cách an toàn nhất.
Mở cửa kính:
Điều này giúp cho không khí bên ngoài lọt vào trong xe, phần nào đó khiến cho nhiệt độ bên ngoài và bên trong được cân bằng.
Khi lái xe trong thời tiết mùa đông kính e rất dễ bị mờ, vì vậy tài xế nên bật sấy kính thường xuyên. Rất nhiều tài xế chỉ bật đến khi hết lớp mờ lại tắt.
Bật nút phá sương:
Trên xe nếu có nút bấm Defogger hoặc Demister để giải tỏa sương mù thì bạn nên tận dụng nút đó. Việc bấm nút đó hiệu quả khi kết hợp bấm máy lạnh AC cùng lúc.
Giữ tốc độ chậm:
Khi lái xe trong thời tiết ẩm, độ bám của lốp xe sẽ bị giảm và tầm nhìn bị cản trở. Vì vậy hãy giữ tốc độ ở mức thấp để đảm bảo an toàn và có thể xử lý tốt những tình huống bất ngờ.
2. Mẹo xử lý tình huống gặp phải khi lái xe vào mùa đông
Vào mùa đông thời tiết ẩm ướt nên khi di chuyển ô tô trên đường sẽ gặp vô số những hiểm họa mình có thể gặp phải.
Dự báo trước tình huống và có sự chuẩn bị trước để có những cách xử lý kịp thời tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Xe khó khởi động vào mùa đông
Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, khiến nhiên liệu ít bay hơi dẫn đến hỗn hợp thiếu xăng gây ra hiện tượng ô tô khó khởi động
Nếu xe của bạn sử dụng động cơ chế hóa khí, thì có thể điều khiển cần kéo bướm gió, giảm không khí vào động cơ để nhiên liệu đậm đặc có thể bay hơi.
Ngược lại ô tô dùng động cơ phun xăng sẽ ít gặp tình trạng khó nổ, vì ngoài vòi phun, hệ thống còn chuẩn bị thêm vòi phun khởi động bổ sung nhiên liệu khi nhiệt độ xuống thấp.
Ngoài nguyên nhân trên vào mùa lạnh thành phần hóa học trong bình ắc quy cũng bị mất đi tính linh động nên không đủ cung cấp năng lượng để vận hành động cơ
Để phòng tránh việc này xảy ra tài xế nên sử dụng ắc quy dự phòng đã nạp đầy điện hoặc dùng kích nổ.
Trước khi khởi động, bạn nên tắt những thiết bị không cần thiết như điều hòa, hệ thống chiếu sáng, radio,… để tập trung nguồn điện cho việc khởi động cơ. Tránh việc khởi động hệ thống quá lâu, không quá 20 giây.
Xử lý trượt xe
Tình huống này đã có rất nhiều tài xế gặp phải, gây ra những vụ tai nạn thương tâm. Khi gặp tình huống này, tài xế được khuyên đừng cố phanh ngay mà đợi xe chậm lại mới nhấn phanh.
Ngoài ra để làm được điều đó tài xế phải có sự tập luyện trước. Bằng cách tìm nơi thực hành đủ điều kiện để khống chế tình huống trượt ở thời tiết lạnh.
Một điểm quan trọng cần lưu ý cuối cùng là nên giữ sự tập trung ở mức cao, giúp quan sát các phương tiện xung quanh và đoạn đường di chuyển. Như thế, việc lái xe của sẽ an toàn hơn trong những ngày lạnh.
Lái xe trong sương mù
Khi lái xe mùa đông rất dễ gặp phải tình trạng đường nhiều sương mù dẫn đến tầm nhìn bị hạn hẹp.
Để xử lý tình huống này, tài xế nên bật đèn chiếu gần hoặc đèn sương mù. Điều này chú ý ở đây là không được sử dụng đèn pha. Vì sẽ tạo thành ánh sáng ngay trước mắt.
Nếu sương mù quá dày thì khi di chuyển tài xế. Nên sử dụng đèn nháy để cảnh báo các xe đi sau.
Ngoài ra còn sử dụng các dụng cụ bổ trợ như sấy gương, sấy kính, gạt mưa để mở rộng tầm nhìn.
Đi xe trên đường có nhiều sương mù tuyệt đối không được dừng xe giữa đường. Nếu dừng xe, nên bật xi nhan và đèn hậu liên tục báo hiệu cho xe phía sau.
Lái xe trên đường trơn trượt
Đường trơn trượt thường do những cơn mưa mùa đông làm ra. Làm giảm độ bám đường của lốp.
Trong điều kiện như vậy, cách lái xe an toàn nhất là bạn nên giảm tốc độ hết mức có thể. Để tăng diện tích tiếp xúc giữa lốp với mặt đường, làm tăng độ bám đường.
Những xe nào không có chống bó cứng phanh ABS thì không nên đạp phanh gấp. Bởi bánh xe sẽ bó cứng và làm tăng độ trơn trượt, khó kiểm soát hơn.
Thay vào đó, cần đạp chân phanh từ từ và hướng vô lăng theo đà trượt của xe. Cho đến khi kiểm soát được hướng lái.
Khi lái xe đường dài, cách khôn ngoan nhất là nên bám theo một xe đi trước và lái xe theo vệt lốp của xe đó. Bởi vệt bánh của xe đi trước đã dọn đường cho xe của bạn. Làm giảm độ kết dính giữa nước mưa và bụi bẩn trên mặt đường, đỡ trơn trượt.
Việc giảm nguy cơ văng trượt xe khi gặp đường trơn. Còn phụ thuộc vào việc bạn có thay lốp xe thường xuyên không.
Khi xe bạn bị kẹt khoan hãy cố cho xe đi tiếp. Vì việc này chỉ khiến xe càng lún sâu
Để thoát khỏi tình huống này bạn có thể làm bằng cách thử lùi lại và tiến lên từ từ
Các chuyển động lắc lưa của xe có thể đủ để xe vượt ra khỏi đoạn đường bị kẹt
Lưu ý đừng quay bánh xe vì làm như vậy sẽ làm cho xe bị thụt sâu hơn. Nếu động tác này không cứu được xe của bạn. Thì có thể dùng xẻng để dọn đường hoặc dùng cát để giúp lốp xe tiến thẳng.
Khi sử dụng hết các mẹo mà xe vẫn bị kẹt. Thì bạn nên tính đến việc gọi ngay cho cứu hộ.
3. Những lưu ý khi sử dụng điều hòa ô tô vào mùa lạnh
Vào mùa lạnh, nhiều người khi đi xe ô tô hầu như không bật điều hòa mà chỉ mở hé cửa kính xe. Nhưng theo chuyên gia điều này không nên. Vì như vậy sẽ không đảm bảo được các thiết bị sẽ hoạt động bình thường.
Khi điều hòa hoạt động, nước làm mát tuần hoàn khắp hệ thống. Chất làm mát này chứa chất bôi trơn khiến cho các lót cao su và hệ thống đường ống luôn ở tình trạng hoạt động tốt.
Tình trạng này kéo dài dẫn đến lót cao su bị rò rỉ nghiêm trọng hơn là phải thay cả bộ lót cao su.
Nên bật điều hòa không chênh quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài. Mức chênh giữa nhiệt độ trong và ngoài xe chỉ nên từ 3oC – 5oC
Khi bật điều hòa tài xế sẽ gặp phải trường hợp bị mờ kính. Để khắc phục tình trạng này, cách nhanh nhất là bật sưởi kính. Nếu không có sưởi kính thì bật điều hòa, gió to và chọn chế độ hất gió lên kính.
Mùa đông ở Việt Nam không quá lạnh như nước ngoài. Nhưng cũng có rất nhiều địa điểm ở Việt Nam khi vào mùa đông cũng rất lạnh. Như khu vực phía Bắc.
Vì vậy mỗi người không thể mất cảnh giác khi lái xe vào mùa đông lạnh giá. Phải tìm hiểu thật sâu kỹ năng lái xe an toàn vào mùa đông để tránh tai nạn có thể xảy ra với bản thân và gia đình.