Xúc tiến thương mại là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết trong quá trình kinh doanh của các công ty. Trong nhiều tình thế hiệu lực của hoạt động này; có tác dụng quyết định đến kết quả của hành vi mua bán hàng hoá và thông báo cho công chúng biết về những thông tin quan trọng về sản phẩm; như chất lượng và tác dụng của sản phẩm.
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Thương Mại 2005 quy định về xúc tiến thương mại như sau:
“ Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
Đặc điểm và các hình thức của xúc tiến thương mại:
+ Về chủ thể: chủ yếu là thương nhân; có thể là thương nhân Việt nam hoặc thương nhân nước ngoài.
+ Mục đích của hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy; tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của thương nhân hiệu quả hơn.
+ Cách thức thực hiện: có thể thương nhân tự mình thực hiện xúc tiến thương mại hoặc thuê thương nhân khác thức hiện xúc tiến thương mại cho mình.
+ Các hình thức xúc tiến thương mại: Khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vu; hội chợ, triển lãm thương mại.
Đặc điểm pháp lý của hoạt động xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại có những đặc điểm pháp lý chủ yếu như sau:
+ Về tính chất: Xúc tiến thương mại là một loại hoạt động thương mại. Đặc điểm này cho phép khẳng định; xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời và thường do thương nhân thực hiện.
+ Về chủ thể: Do xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm; thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, nên chủ thể thực hiện nó chủ yếu là thương nhân, bởi trong kinh doanh, việc thương nhân thực hiện các hành động tự tạo cơ hội cho mình để cạnh tranh thành công là xu thế tất yếu.
+ Về mục đích: Xúc tiến thương mại nhằm mục đích trực tiếp là tìm kiếm; thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; cơ hội đầu tư và thông qua đó nhằm đáp ứng mục đích lợi nhuận của thương nhân, về mặt lý luận, hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và hoạt động đầu tư mang bản chất khác nhau nhưng các biện pháp, cách thức để xúc tiến quá trình đó có rất nhiều nét tương đồng.
+ Về cách thức xúc tiến thương mại: Do có đối tượng áp dụng luật thương mại chủ yếu là thương nhân nên pháp luật thương mại chỉ quy định các cách thức xúc tiến thương mại do thương nhân tiến hành, bao gồm việc thương nhân tự mình xúc tiến thương mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện dịch vụ xúc tiến thương mại cho mình, với các hoạt động cụ thể: khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.