Phương pháp đàm thoại là phương pháp dạy học mà giáo viên tổ chức các cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh đến các khái niệm khoa học, hoặc vận dụng vốn kiến thức của mình để tìm hiểu những vấn đề trong cuộc sống xung quanh.
Phương pháp đàm thoại được phân loại như sau:
- Đàm thoại giải thích minh họa: Với mục đích làm sáng tỏ một khái niệm; giáo viên lần lượt đưa ra những câu hỏi kèm ví dụ minh họa giúp trẻ dễ tiếp thu và ghi nhớ. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn: hình ảnh, bản đồ, video…
- Đàm thoại tìm tòi phát triển: Ở phương pháp dạy học này; giáo viên sẽ đưa ra hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý. Sau đó; giáo viên tổ chức trao đổi ý kiến hoặc tranh luận giữa giáo viên với trẻ hay giữa chính trẻ với nhau. Khi đó; mỗi trẻ là người tự tìm tòi, phát hiện kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đàm thoại tái hiện: Khác với các phương pháp đàm thoại khác, căn cứ vào kiến thức mà trẻ đã có, giáo viên đưa ra các câu hỏi nhằm khơi gợi lại kiến thức cũ; từ đó tìm tòi kiến thức mới, hệ thống hóa tri thức.
Những yêu cầu sư phạm đối với phương pháp đàm thoại mầm non.
- Phải làm cho học sinh ý thức được mục đích; của toàn bộ hay một phần lớn của cuộc đàm thoại.
- Hệ thống câu hỏi phải được lựa chọn và sắp xếp hợp lý; gắn bó với nhau thành một thể thống nhất.
- Các câu hỏi được chia thành đơn giản và phức tạp. Số lượng và tính chất phức tạp của câu hỏi phụ thuộc vào tính phức tạp; của đối tượng nghiên cứu, kiến thức cần thiết để tiếp thu tài liệu mới; trình độ phát triển của học sinh.
- Sau khi giải quyết xong một vấn đề cần tổng kết lại kết quả của việc giải quyết vấn đề nêu ra.
- Phải đảm bảo nguyên tắc đàm thoại với cả lớp và không bị động “theo đuôi” lớp. Muốn vậy cần đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ rồi mới chỉ định một học sinh trả lời; không chiều theo ý muốn của học sinh đi lệch khỏi trọng tâm vấn đề
Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đàm thoại:
- Ưu điểm của phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non
+ Đó là một cách có hiệu quả để điều khiển hoạt động tư duy của học sinh; kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức.
+ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác đầy đủ gọn gàng.
+ Giúp giáo viên thu hút được tín hiệu ngược lại từ học sinh một cách nhanh chóng để kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình. Thông qua đó giáo viên vừa có khả năng chỉ đạo nhận thức toàn lớp vừa chỉ dạo nhận thức của từng học sinh.
- Nhược điểm của phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non
Nếu người giáo viên chưa có nghệ thuật tổ chức; điều khiển phương pháp đàm thoại thì mang một số hạn chế sau:
+ Dễ làm mất thời gian; ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch bài học.
+ Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa giáo viên và học sinh; giữa các thành viên của lớp với nhau.