Vì sao cần phải chuẩn bị kỹ năng sống cho học sinh?

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là cực kỳ quan trọng.

Trẻ em là tương lai của xã hội; do đó cần phải tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện. Giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho học sinh những kiến thức; thái độ và kỹ năng phù hợp; từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khả năng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày.

Giáo dục kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng, vì khoa học giáo dục ngày nay đã khẳng định mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội công nghiệp hiện đại thì phải học, học không chỉ để có kiến thức mà còn để tự khẳng định, học để cùng chung sống,…

   Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:

Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý – xã hội là những kỹ năng được vận dụng để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả các vấn đề của cuộc sống. Việc hình thành các kỹ năng sống luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ năng học tập và được vận dụng phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống,…

Có thể kể đến các kỹ năng quan trọng cần rèn luyện cho học sinh: Kỹ năng tự phục vụ; kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng thể hiện sự tự tin; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý thời gian,…

Nếu thiếu đi những kỹ năng sống cơ bản; bé sẽ dễ gặp những rắc rối như sau:

  • Không biết tự chăm sóc bản thân; nhất là khi ba mẹ bận rộn hay đi vắng.
  • Dễ bị kẻ xấu dụ dỗ, bắt cóc.
  • Không thể kiềm chế cảm xúc của mình
  • Không có cơ hội phát huy khả năng của mình; không hòa nhập với bạn bè, làm việc nhóm kém hiệu quả.
  • Bé sẽ trở nên nhút nhát, không tự tin; yếu kỹ năng giao tiếp

Chính vì vậy; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cần có sự chung tay từ cả hai phía nhà trường và gia đình.

Sự thành công trong việc giáo dục kỹ năng cho học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường; thầy cô và gia đình. Cụ thể:

  • Cho bé được tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi; trải nghiệm thực tế nhiều hơn.
  • Hãy để bé được giao tiếp với nhiều người dưới sự quan sát và hướng dẫn của ba mẹ và thầy cô.
  • Phía gia đình; ba mẹ cần phối hợp với thầy cô trong việc giảng dạy và thực hành kiến thức sống hằng ngày cho bé.
  • Nhà trường tiến hành tổ chức những hoạt động ngoại khóa như giờ học chính thức; tiến hành lên kế hoạch giảng dạy kỹ năng lồng ghép vào tình huống thực tế.
  • Tạo cho bé một không gian thoải mái; để bé được tự rèn luyện kỹ năng sống dưới sự hướng dẫn và định hướng của ba mẹ, thầy cô; không nên thực hành trong trạng thái ép buộc.tại

Các tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *