Yêu cầu về phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non

  • Kiểm soát lớp học tốt

Giáo viên cần làm trẻ ý thức được mục đích của cuộc đàm thoại. Đảm bảo tất cả học sinh đều được tham gia trao đổi. Tạo không khí lớp học sôi động, kích thích hứng thú học tập của trẻ.

  • Hệ thống câu hỏi phải được lựa chọn và sắp xếp hợp lý

Các câu hỏi nên đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Số lượng câu hỏi nên phụ thuộc vào thời gian dạy học. Tính phức tạp của kiến thức cũng như trình độ tư duy của trẻ.

Với trẻ mầm non, giáo viên nên đưa ra hệ thống câu hỏi đơn giản nằm trong khả năng của trẻ giúp trẻ. Để dễ dàng đàm thoại với nhau và tiếp thu kiến thức nhanh hơn từ các bạn cùng lớp.

  • Tổng kết vấn đề, giải quyết thắc mắc

Sau khi đưa ra câu hỏi, giáo viên giải thích thêm về ý nghĩa câu hỏi, lấy ví dụ của một đáp án đúng đề bài giúp trẻ hiểu bản chất câu hỏi. Trong quá trình các bé đối đáp, giáo viên viên ghi nhớ hoặc viết lại những câu trả lời của trẻ để khi học sinh đối đáp xong. Giáo viên có thể đánh giá những câu trả lời tốt, những câu trả lời cần chỉnh sửa. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên lắng nghe những thắc mắc của các bé và lý giải chúng.

Có thể thấy rằng, phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non giúp trẻ phát triển tư duy độc lập. Năng lực nhận thức cũng như khả năng ngôn ngữ của trẻ. Để áp dụng tốt phương pháp đàm thoại trong dạy học mầm non, giáo viên cần tích cực bồi dưỡng năng lực giảng dạy. Phối hợp với phụ huynh để thấu hiểu tâm tư của trẻ.

Các tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *